Lâu lâu chúng ta lại nghe nói vùng này khu kia có thiên thạch rơi xuống, vậy từ đâu có thiên thạch hay thiên thạch có nguồn gốc từ đâu? Hôm nay, Khoa học vui sẽ giải đáp giúp bạn.
Có 1 số giả thiết giải thích hiện tượng thiên thạch như sau:
- Triết gia Hy Lạp Aristote (384-322 trước Công nguyên) cho rằng thiên thạch (đá trời) là đá núi bị gió thổi hoặc núi lửa phun bay lên rồi sau đó rơi ầm xướng đất.
Một mảnh thiên thạch tơi xuống trái đất |
- Lại có giả thuyết cho rằng Trái đất bị nóng do ánh sáng mặt trời làm thoát ra hơi nước, sau đó hơi nước ngưng tụ trong không gian tạo thành thiên thạch.
- Nhà Vật lý Ernst Friedrich Chladni người Đức lại cho rằng: Thiên thạch rơi từ trên trời xuống nó có mối liên hệ với sao băng và có sao băng thì có thiên thạch rơi xuống khí quyển.
Giả thuyết đúng đắn nhất hiện nay và được các nhà khoa học thừa nhận như sau:
Có một vòng đai tròn gồm nhiều hành tinh nhỏ (có đường kính từ vài cm đến hàng ngàn km) giữa Sao Hoả và Sao Mộc. Chúng va chạm vào nhau trong quá trình bay trong không gian, từ đó làm rơi ra nhiều mảnh vỡ. một số mảnh vỡ lọt vào trong bầu khí quyển và rơi xuống mặt đất, đó là thiên thạch.
Thiên thạch đang rơi vào bầu khí quyển trái đất |
Thiên thạch có rơi trúng đầu chúng ta không?
Thật may mắn, 99% thiên thạch rơi xuống trái đất đều tan biến thành bụi trong không gian. Mặt khác bề mặt trái đất 3/4 là biển và đại dương. Do đá 1 thiên thạch voựt qua được tầng khí quyển của trái đất thì cũng 75% sẽ rơi xuống biển thay vì đất liền.
Theo tính toán của các nhà khoa học thì cứ mỗi 300.000 năm mới có một thiên thạch lớn đường kính 1km rơi xuống và từ 10 triệu năm đến 30 triệu năm mới có 1 thiên thạch đường kính 5km rơi xuống. Do đó khả năng 1 ngày nào đó chung ta bị thiên thạch rơi trúng đầu là điều cực nhỏ và gần như là không thể.
Xem thêm: Các kỷ lục về thiên thạch trên trái đất