"Trầm ngư" (cá chìm sâu dưới nước);
"Lạc nhạn" (chim nhạn sa xuống đất);
"Bế nguyệt" (mặt Trăng phải giấu mình)
"Tu hoa" (khiến hoa phải xấu hổ).
Theo trình tự thời gian là sự xuất hiện của các "Đại mỹ nhân"
Người đầu tiên là nàng Tây Thi
Cuối thời Xuân Thu, Tây Thi vốn là một cô gái giặt lụa Trữ La (phía Nam Chư Kị, tỉnh Chiết Giang ngày nay) ở nước Việt. Năm 494 trước Công nguyên, nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt vương là Câu Tiễn dâng Tây Thi cho Ngô vương Phù Sai. Nàng trở thành một phi tử được Phù Sai rất sủng ái. Năm 473 trước Công nguyên, nước Việt diệt lại nước Ngô, truyền thuyết kể rằng Tây Thi theo quan đại phu Phạm Lãi của nước Việt bỏ vào Tây Hồ.
Tây Thi một trong tứ đại mỹ nhân Trung quốc có vẻ đẹp mê hồn |
Đại mỹ nhân thứ hai là Vương Chiêu Quân
Vương Chiêu Quân một mỹ nhân thông thạo đàn tỳ bà và tứ nghệ cầm, kỳ, thi, họa |
Đại mỹ nhân thứ 3 là Điêu Thuyền
Điêu Thuyền một kỳ nữ thông minh, mưu lược |
Đại mỹ nhân thứ tư là Dương Ngọc Hoàn
Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc - Dương Quý Phi |
"Trầm ngư", "lạc nhạn", "bế nguyệt", "tu hoa" từ đâu mà người đời dùng 4 cụm ngữ tu từ này để miêu tả sắc đẹp của họ.
Trầm ngư (cá chìm sâu dưới nước)
Đó là nàng Tây Thi, tương truyền nàng đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn. Một hôm, nàng cùng các thôn nữ khác đến bên sông giặt
giũ, khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước
sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả
bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Trầm
Ngư".
Tương truyền, một hôm Quý phi đến hoa viên thưởng hoa giải buồn, nhìn thấy hoa Mẫu Đơn, Nguyệt Quý nở rộ, nghĩ rằng mình bị nhốt trong cung, uổng phí thanh xuân, lòng không kềm được, buông lời than thở: "Hoa à, hoa à! Ngươi mỗi năm mỗi tuổi đều có lúc nở, còn ta đến khi nào mới có được ngày ấy?". Lời chưa dứt lệ đã tuông rơi, nàng vừa sờ vào hoa, hoa chợt thu mình, lá xanh cuộn lại. Nào ngờ, nàng sờ phải là loại hoa trinh nữ (cây xấu hổ). Lúc này, có một cung nga nhìn thấy, người cung nga đi đâu cũng nói cho người khác nghe việc ấy. Từ đó, Dương Ngọc Hoàn được ví với cụm từ "Tu hoa"
Lạc nhạn (chim nhạn sa xuống đất)
Truyền thuyết nói rằng, khi Chiêu Quân đi ngang một
hoang mạc lớn, lòng nàng chan chứa nỗi buồn vận mệnh cũng như lìa xa quê hương.
Nhân lúc ngồi lưng ngựa buồn u uất, liền đàn "Xuất tái khúc". Có một
con ngỗng trời bay ngang, nghe nỗi u oán cảm thương trong khúc điệu liền ruột
gan đứt đoạn và sa xuống đất. bấy giờ nàng được xưng tụng là "Lạc nhạn".
Bế nguyệt (Mặt trăng phải giấu mình)
Giai thoại kể rằng, khi Điêu Thuyền ra ngoài trời
đêm bái trăng thì mây kéo đến che khuất mặt trăng.
Vương Doãn cho là lạ, lại muốn làm tôn lên vẻ đẹp của con gái, nên nói rằng Điêu Thuyền đẹp đến nỗi trăng cũng phải giấu mình. Từ đó, nàng được mọi
người xưng tụng nhan sắc là "Bế nguyệt".