Custom Search
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2016

Việt Nam có bao nhiêu thành phố trực thuộc trung ương?

Trước hết hãy cùng tìm hiểu định nghĩa “Thế nào được coi là TP trực thuộc Trung ương?”
Thành phố trực thuộc trung ương là một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh của Việt Nam., chịu sự quản lý của Trung ương.
Thành phố trực thuộc Trung ương phải là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia. Là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải.

khu đô thị mới
Hướng phát triển khu đô thị tại các thành phố lớn

Tính đến năm 2016, Việt Nam hiện có 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong đó có 2 thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt là : Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 3 thành phố thuộc đô thị loại I là: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ. Cùng tìm hiểu thêm về 05 thành phố trực thuộc trung ương.

Hai đô thị đặc biệt của Việt Nam

1. Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều Việt trước đây

Bản đồ hành chính thủ đô Hà Nội
Bản đồ hành chính thủ đô Hà Nội

Hà Nội nằm giữa đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành 1 trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa ngay từ những buổi đầu của lịch sử. 
Là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích với trên 3.3000 km2 sau đợt mở rộng hành chính, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với trên 7.500.000 người (năm 2015)

2. Thành phố HCM

Thành phố Hồ Chí Minh (hiện nay vẫn được gọi phổ biến với tên cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của nước

Ngày 2 tháng 7 năm1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất quyết định đổi tên Sài Gòn thành "Thành phố Hồ Chí Minh”.

Nhà thờ Đức Bà
Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà tại trung tâm Sài Gòn
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km², dân số 8.255.000


Ba đô thị loại I của Việt Nam

1. Thành phố Cần Thơ.

Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây là thành phố lớn thứ 4 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam và lớn thứ 4 cả nước

Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang.

Cầu Cần Thơ
Cầu Cần Thơ
Cần Thơ là thủ phủ và là đô thị hạt nhân của miền Tây Nam Bộ từ thời Pháp thuộc, nay tiếp tục là trung tâm kinh tế của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngoài đặc trưng về địa lý là đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực, thành phố Cần Thơ còn được biết đến như một "đô thị miền sông nước". Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, vườn cây ăn trái bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều,Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hoá Nam Bộ

Diện tích 1.409,0, dân số 1.237.000

2. Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một thành phố thuộc trung ương từ năm 1997, nằm trong vùngNam Trung Bộ, Việt Nam, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Theo đó thành phố Đà Nẵng ngoài phần đất liền còn bao gồm huyện Hoàng Sa

Đà nẵng
Đà Nẵng được xem là thành phố đáng sống ở Việt Nam

Đà Nẵng nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh; là đầu mối giao thông quan trọng vềđường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không

Dân số 1.046.876, diện tích 1.285,4, được coi là "thành phố đáng sống" của Việt Nam

3. Thành phố Hải Phòng

Diện tích 1.527,4, Dân số 1.976.200

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây là thành phố lớn thứ 3 cả nước, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội

Được thành lập vào năm 1888, Hải Phòng là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc

Hải phòng
Thành phố cảng Hải Phòng
Hải Phòng còn được gọi là Đất Cảng, hay Thành phố Cảng. Hoa phượng đỏ được trồng rộng rãi nơi đây, sắc hoa đặc trưng trên những con phố, cũng khiến Hải Phòng được biết đến với mỹ danh "Thành phố Hoa Phượng Đỏ". 

Không chỉ nổi tiếng là một thành phố cảng công nghiệp, Hải Phòng còn là một trong những nơi có tiềm năng du lịch rất lớn. Hải Phòng hiện lưu giữ nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc, bao gồm kiến trúc truyền thống với các chùa, đình, miếu cổ và kiến trúc tân cổ điển Pháp tọa lạc trên các khu phố cũ. Đồng thời, Hải Phòng hiện đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO nằm tại Quần đảo Cát Bà, cùng với các bãi tắm và khu nghỉ dưỡng ở Đồ Sơn


Nhạc Không Lời Hay Nhất - Nhạc Không Lời Chọn Lọc